Tin vắn
Nhiệt liệt chào mừng 78 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2023) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2023)
GMT+7 20 - 10 - 2016
THỰC ĐƠN TRONG BUỔI TIỆC CHIÊU ĐÃI

​Tiệc chiêu đãi là một loại hình hoạt động ngoại giao quan trọng và phổ biến. Tiệc ngoại giao không những mang tính chất chính trị mà còn thể hiện tính văn hóa. Tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi khách là một dịp để bày tỏ sự trọng thị, mến khách nhằm tăng cường mối quan hệ và giới thiệu văn hóa ẩm thực. 

2_2_2020.jpg 
 

Bàn tiệc chiêu đãi tại APEC 2017 (nguồn: hanoimoi.com.vn)

Việc lựa chọn thực đơn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như tính chất của cuộc chiêu đãi, hình thức chiêu đãi, khả năng tài chính của chủ tiệc, truyền thống ẩm thực. Cần đặc biệt chú ý tới sự kiêng khem của khách vì lý do sức khỏe hoặc tôn giáo, ví dụ: người theo đạo Hồi không ăn thịt lợn và kiêng đồ uống có cồn; người Hinđu kiêng ăn thịt bò; phần lớn người dân châu Âu không ăn thịt chó. Cần tránh các món ăn mà người Việt cho là đặc biệt, hoặc “đặc sản”, như thịt rắn, thịt rùa hay những món ăn gây cho khách lúng túng khi dùng tay để xé. Đồ uống phục vụ cho tiệc chiêu đãi có nhiều loại, từ đồ uống có cồn, đồ uống có ga đến đồ uống giải khát. Theo truyền thống ẩm thực, mỗi một loại tiệc có loại đồ uống phù hợp với nó, mỗi một món ăn chế biến với những nguyên liệu khác nhau cũng có loại đồ uống phù hợp và mỗi một người khách với truyền thống văn hóa hay tôn giáo khác nhau cũng có đồ uống khách nhau.

Theo truyền thống ngoại giao châu Âu, người ta chỉ dùng rượu mạnh khi khai vị hay khi kết thúc tiệc. Trong khi ăn thường uống rượu có nồng độ thấp và dễ tiêu hóa là rượu vang. Vang trắng dùng khi thưởng thức món chế biến từ hải sản hay thịt màu trắng, vang đỏ dùng khi thưởng thức món ăn chế biến từ thịt màu đỏ. Và cũng có thực khách do yếu tố tôn giáo hoàn toàn không dùng rượu. Lựa chọn đồ uống cho buổi tiệc cũng là một điều không đơn giản. Giống như đối với việc lựa chọn thực đơn đồ ăn.

Trong bữa tiệc, thực đơn nên có món ăn dân tộc. Món ăn dân tộc cần được giới thiệu cho khách biết về nguyên liệu, cách chế biến và cách thưởng thức tạo cho thực khách sự hứng khởi và hiểu được nét đặc sắc ẩm thực truyền thống. Khi lựa chọn thực đơn cũng cần lưu ý đầu bếp chế biến phù hợp với lứa tuổi, thời tiết. Trong một bữa tiệc không nên có những món ăn trùng lặp nhau về nguyên liệu cũng như cách chế biến.

Trong bữa tiệc quan trọng, thực đơn được in trên giấy và để tại chỗ ngồi của khách. Có thực đơn thì khách biết có những món ăn gì, có cần kiêng khem không.

Tránh tình trạng khách dự chiêu đãi mà vẫn đói, tùy theo yêu cầu cũng như thực khách dự, nếu buổi chiêu đãi lớn khách nhiều khẩu vị khác nhau, thực đơn chuẩn bị nên đa dạng để khách dù với lý do gì có thể chọn lựa được món ăn phù hợp. Đối với chiêu đãi ăn ngồi, nếu vị khách mời quan trọng có yêu cầu ăn kiêng, chủ tiệc cần tìm cách đáp ứng hợp lý.

Thức ăn chuẩn bị cần có phương án dự phòng. Đối với ăn ngồi, cần tính đến việc thực khách thích một món nào đó xin ăn thêm hoặc do trục trặc trong bữa tiệc cần có để thay thế. Thời gian tổ chức các bữa tiệc có thể khác nhau vào buổi sáng, trưa, chiều hoặc tối. Tùy theo yêu cầu lễ tân, tính chất cuộc chiêu đãi và thời gian cho phép cũng như thông lệ lễ tân của mỗi quốc gia, thời gian tổ chức tiệc có thể được thu xếp vào thời gian khác nhau trong ngày. Trừ tiệc rượu và tiệc trà là loại tiệc mà người ta tổ chức như một lý do để gặp gỡ nhau được tổ chức vào một thời gian thuận tiện trong ngày còn các loại tiệc khác đều được tổ chức vào giờ ăn theo thông lệ hay truyền thống của nước sở tại.

Hà Thương (tổng hợp)

 

Thông báo

Liên kết website

Lượt truy cập

SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm chính: Bà Đặng Thanh Thủy - Giám đốc Sở 
Địa chỉ: 07 Võ Thị Sáu, P. Quyết Thắng, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
ĐT: 0251 3 842 619 - Fax: 0251 3 842 935 - Email:   songoaivu@dongnai.gov.vn​​

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai


Chung nhan Tin Nhiem Mang