Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà
trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12. Theo
truyền thuyết Nhật, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là
sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước,
ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai
này đã sáng tác ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” (Kissa Yojoki), nội dung
ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.
|
|
Thông
thường, trong một buổi Trà đạo thường gồm có 04 người, trong đó có 01 người chủ
trì buổi thưởng trà. Thời gian tổ chức trà đạo chia ra làm 4 loại: trà sáng (7h
sáng), sau ăn cơm (8h sáng), giữa trưa (12h trưa) và câu chuyện buổi tối (6h
tối).
Khách
mời đúng giờ đến phòng nghỉ, gõ vào chiếc chuông gỗ báo hiệu đã đến. Chủ nhà
nghe tiếng chuông sẽ từ phòng trà ra đón khách. Trước cửa phòng trà có đặt một
chiếc cối đá đựng đầy nước, khách phải rửa sạch tay trước khi vào phòng. Cửa ra
vào có một ô cửa cao gần 3 thước để khách tháo giày đi vào. Khi bước vào phòng
phải khom mình tỏ ý khiêm tốn. Nếu khách là võ sĩ thì phải tháo kiếm trước mới
được bước vào để biểu thị không khí hòa bình. Trong số khách, người tinh thông
trà đạo được cử làm người chủ trì. Người chủ trì phải cạo trọc đầu để biểu thị
sạch sẽ, thanh khiết. Trong phòng trà, một góc chiếu có đặt bếp lò và nồi nước
bằng gốm, trước bếp đặt bộ đồ trà. Bộ đồ trà phải thô, nặng có men màu cam hoặc
đen đậm dáng vẻ cổ kính. Trong khi chủ nhân đun nước thì khách dùng điểm tâm.
Món điểm tâm này hết sức tinh tế và được phục vụ căn cứ vào thời tiết
Những nét cơ bản của một phòng uống trà
truyền thống của người Nhật
TRÀ THẤT
Trà
thất là một căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà, nó còn được gọi là “nhà
không”. Đó là một căn nhà mỏng manh với một mái tranh đơn sơ ẩn sau một khu
vườn. Cảnh sắc trong vườn không loè loẹt mà chỉ có màu nhạt, gợi lên sự tĩnh
lặng. Trong khu vườn nhỏ có thể bố trí một vài nét chấm phá để tạo nên một ấn
tượng về một miền thung lũng hay cảnh núi non cô tịch, thanh bình.
Trà thất: Nơi thưởng thức Trà đạo
Tokonoma
Tokonoma
là góc phòng được trang trí, hơi thụt vào trong so với vách tường. Tokonoma là
một trong bốn nhân tố thiết yếu tạo nên phòng khách chính của một căn nhà. Bản
thân từ “tokonoma” ám chỉ góc phòng thụt vào hoặc căn phòng có góc như nó. Có
một vài dấu hiệu để biết đâu là Tokonoma. Thông thường, có một khu vực để treo
tranh hoặc một bức thư pháp, hay có một cái giá nhỏ để đặt hoa, có thể là một
chiếc bình, một hộp hương trầm. Một gia đình truyền thống Nhật có nhiều cuộn
giấy và các vật dụng khác mà họ trưng bày ở Tokonoma tuỳ từng mùa hoặc ngày lễ
gần nhất. Khi bước vào một trà thất, khách thường quỳ và ngắm Tokonoma một lát,
có thể trao đổi về các vật được trưng bày. Chỉ khi chúng ta chú tâm đến những
chi tiết nhỏ bé trong cuộc sống thì mới thấy vẻ đẹp trong những điều giản dị.
Tokonoma: Một
góc phòng trà được trang trí
Chabana
Chabana
là phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà đạo, có nguồn gốc sâu xa
từ việc nghi thức hoá Ikebana. "Cha", theo nghĩa đen là Trà và
"ban" là biến âm của từ hana có nghĩa là hoa. Phong cách của Chabana
là không có bất kỳ qui tắc chính thức nào để trở thành chuẩn mực cho nghệ thuật
cắm hoa trong trà thất. Hoa thể hiện tình cảm của chủ nhà trong một buổi tiệc
trà. Hoa được cắm trong một chiếc bình hoặc một cái lọ mộc mạc với phong cách
thay đổi theo mùa. Lọ hoa có thể được làm từ bất kỳ chất liệu nào, từ đồng, gốm
tráng men hoặc không tráng men cho đến tre, thuỷ tinh và các vật liệu khác. Khi
cắm hoa cho một bữa tiệc trà, đầu tiên chủ nhà phải chọn hoa và lọ tương ứng.
Hoa trong phòng trà gợi được cho người ngắm cảm giác như đang đứng giữa khu
vườn tự nhiên.
CHABANA: Nghệ
thuật cắm hoa Nhật Bản trang trí tại trà thất
Cách thức pha trà.
Có
hai cách pha trà gồm pha đặc và pha loãng. Trà đặc thông thường ba người thay
nhau uống một bát, mỗi người ba hớp rưỡi hết 1/3 bát. Trà loãng mỗi người uống
riêng một bát. Trà đặc có màu xanh đậm, hương thơm hơi chát. Chủ nhân múc hai
muôi gỗ trà cho vào bát, đổ nước sôi, dùng que trúc khuấy đều để trà có nước
đặc như bột đậu. Bát đầu tiên mời người chủ trì, người chủ trì nâng bát trà
ngang trán rồi mới uống. Khi uống phải chép miệng để tỏ ý thực sự được thưởng
thức trà ngon của chủ nhân. Khi tất cả khách uống xong thì nghi thức trà đạo
cũng kết thúc.
Tuyệt
đối không bao giờ lấy nước đang sôi để pha trà , có nghĩa là không thể nào dùng
nước đang sôi trong bình đổ vào bình pha trà. Nước pha trà phải được đựng trong
một bình thủy hay nước được nấu trong một cái ấm kim khí không nắp trên bồn
than rất yếu để giữ nước ở khoảng 80-90oC..
Ấm
pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm
dụng cụ, sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng.
Thường
với loại trà ngon cỡ trung bình người ta thường tính cho mỗi một người khách
khoảng một muỗng cà phê trà xanh. Tuy nhiên, nếu dưới 3 người khách, nên cho
hơn một tí để tránh quá nhạt.
Người
pha trà phải biết ước lượng nước pha vào bình trà, không thể pha trà xanh Nhật
Bản bằng cách cho nước vào đầy bình rồi rót cho khách theo lối pha trà của Tàu
hay VN. Mà phải biết dung tích của tách uống trà và số tách để cho đúng lượng
nước để mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn nước trong bình pha trà.
Nếu còn sót lại sẽ làm giảm phẩm chất của lần uống trà kế tiếp vì sai nhiệt độ,
vì oxy hoá làm mất mầu xanh đẹp của trà.
|
|
Với
loại trà xanh cỡ trung bình, người ta thường pha trà 3 lần khác nhau như
sau:
Lần
thứ nhất được pha với nước nóng ở khoảng 60 độ C, để trà ngấm khoảng 2 phút
trước khi rót cho khách. Nước sôi từ
bình thủy được rót ra một cái bình Trà khác (hay chén tổng) để giảm nhiệt
độ trước khi cho vào bình pha trà.
Lần
thứ hai pha với nước nóng khoảng 80 độ trong khoảng 30-40 giây, có nghĩa là
cho nước vào ấm pha trà , hơi lắc nhẹ và rót ra tách cho khách ngay. Nước
cũng được rót qua bình trung gian nhưng mau lẹ hơn để có nhiệt độ mong
muốn. Tuy nhiên, những người pha trà quen thuộc, khéo tay họ có thể điều
chỉnh nhiệt độ từ bình thủy rót vào bình pha trà bằng các thủ thuật như rót
nước thật chậm, để cao vòi nước trên bình pha trà.
Lần thứ ba pha với nước ở
nhiệt độ khoảng 90 độ C, cũng khoảng 30- 40 giây. Nước có thể tuôn trực
tiếp từ bình thủy vào ấm trà, vì nước sôi khi qua các giai đoạn rót vào
bình thủy, rồi từ bình thủy rót vào ấm pha trà đã có nhiệt độ khoảng 90 độ
C .
Với những loại Trà ngon
đặc biệt, người ta có thể pha trà lần thứ 4 hay lần thứ 5 mà nước trà vẫn
xanh và còn mùi vị.
|
|
Nghệ
thuật thưởng trà
Không
bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế
tiếp. Làm như vậy sẽ có sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi
tách, cũng như không đều về lượng trong mỗi tách. Vì vậy tất cả các tách của
khách đều được để trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1, 2, 3, 4..., sau đó rót
lần thứ hai với thứ tự ngược lại 4, 3, 2 ,1 mỗi lần khoảng 30ml (cho mỗi tách
có tổng cộng 50ml nước trà) nếu còn dư chút ít trong bình , nên co dãn để phân
đều cho các tách. Sau đó mới đưa mời khách. Chính vì lý do này, người pha trà
phải căn làm sao cho đủ (không thiếu,
không thừa) cho tất cả khách, mỗi người khoảng 50-60ml (với loại tách
uống trà cỡ 70-80 ml).
Khi uống trà xanh Nhật Bản, người Nhật phải ăn một vài
loại bánh ngọt để làm gia tăng hương vị của trà. Trong những lễ hội 4 mùa,
người Nhật làm những chiếc bánh hình dáng nhỏ nhắn để thể hiện phong vị thiên
nhiên, và bánh thường được thưởng thức cùng với Trà. Bánh truyền thống nổi
tiếng được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp thiên nhiên, bốn mùa, từ thơ Waka, Haiku (là
các thể thơ cổ của Nhật Bản) và cảm hứng từ quê hương.