Tin vắn
Nhiệt liệt chào mừng 78 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2023) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2023)
GMT+7 20 - 10 - 2016
MỨC CHI CHO CÔNG TÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ, CÔNG TÁC THỎA THUẬN QUỐC TẾ TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Ngày 06/02/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 13/2018/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế;

2018-9-55.jpg 
 

Theo đó, Thông tư quy định một số chế độ, mức chi có tính chất đặc thù phục vụ công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế như sau:

a) Đối với công tác nghiên cứu, xây dựng phương án đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; báo cáo đánh giá tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế; báo cáo rà soát, so sánh điều ước quốc tế với pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; báo cáo đánh giá độc lập về sự phù hợp của điều ước quốc tế đề xuất ký, gia nhập với quy định của pháp luật Việt Nam, sự tương thích của điều ước quốc tế đề xuất ký, gia nhập với các điều ước quốc tế liên quan được cơ quan có thẩm quyền giao; báo cáo quốc gia về việc thực hiện điều ước quốc tế nhiều bên theo quy định của điều ước quốc tế; báo cáo rà soát, đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan: 10.000.000 đồng/báo cáo.

Đối với các điều ước quốc tế liên quan đến nhiều Bộ, lĩnh vực khác nhau thì việc nghiên cứu, đề xuất phương án đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế đối với mỗi Bộ, lĩnh vực được chi tương ứng với mức chi cho 01 báo cáo nêu trên.

b) Chi soạn thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế:

- Soạn thảo mới dự thảo điều ước quốc tế: 8.000.000 đồng/dự thảo văn bản;

- Soạn thảo dự thảo điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung, gia hạn; dự thảo thỏa thuận quốc tế: 5.000.000 đồng/dự thảo văn bản.

c) Chi cho các cá nhân tham gia cuộc họp lấy ý kiến về dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; hội thảo về kế hoạch đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; chi hội đồng kiểm tra điều ước quốc tế; chi hội đồng thẩm định, tư vấn thẩm định điều ước quốc tế (nếu có):

- Người chủ trì cuộc họp: 150.000 đồng/người/buổi;

- Các thành viên tham dự: 100.000 đồng/người/buổi;

- Lấy ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham dự: 500.000 đồng/văn bản.

d) Chi báo cáo tổng hợp ý kiến; báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến góp ý; văn bản ý kiến của Bộ Ngoại giao đối với đề xuất ký kết Thỏa thuận quốc tế: 1.000.000 đồng/báo cáo/văn bản.

đ) Chi báo cáo nhận xét, đánh giá của người phản biện, ủy viên của Hội đồng kiểm tra, Hội đồng thẩm định trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 và khoản 3 Điều 20 Luật Điều ước quốc tế; của Hội đồng thẩm tra trong trường hợp điều ước quốc tế có nội dung quan trọng, phức tạp; báo cáo tham luận theo đơn đặt hàng của đơn vị chủ trì soạn thảo:

- Đối với dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mới hoặc thay thế: 1.000.000 đồng/báo cáo;

- Đối với dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế sửa đổi, bổ sung một số điều: 700.000 đồng/báo cáo.

e) Báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế:

- Báo cáo tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Chủ tịch nước: 8.000.000 đồng/báo cáo;

- Báo cáo tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế định kỳ hàng năm của các Bộ, ngành: 5.000.000 đồng/báo cáo;

- Báo cáo tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo chuyên đề hoặc đột xuất: 3.000.000 đồng/báo cáo.

g) Chi cho việc xây dựng báo cáo thẩm định, báo cáo kiểm tra, báo cáo thẩm tra:

- Văn bản góp ý:

+ Đối với dự thảo điều ước quốc tế mới hoặc thay thế: 1.000.000 đồng/văn bản;

+ Đối với dự thảo điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung; thỏa thuận quốc tế: 500.000 đồng/văn bản;

- Báo cáo thẩm định, báo cáo kiểm tra, báo cáo thẩm tra:

+ Đối với dự thảo điều ước quốc tế mới hoặc thay thế: 1.500.000 đồng/báo cáo;

+ Đối với dự thảo điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung; thỏa thuận quốc tế: 1.000.000 đồng/báo cáo;

h) Chi cấp ý kiến pháp lý cho các điều ước quốc tế, thỏa thuận vay, thỏa thuận bảo lãnh Chính phủ: 4.000.000 đồng/01 ý kiến pháp lý (bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến công tác cấp ý kiến pháp lý như: soạn thảo, họp, dịch tài liệu, ý kiến chuyên gia phản biện và các công việc khác phục vụ việc cấp ý kiến pháp lý).

i) Chi lấy ý kiến chuyên gia độc lập: 1.000.000 đồng/văn bản góp ý (đối với trường hợp đề xuất đàm phán, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế, kiểm tra điều ước quốc tế, thẩm định điều ước tế, đề nghị, dự kiến chương trình soạn thảo điều ước quốc tế; tờ trình, dự thảo điều ước quốc tế và các loại báo cáo liên quan đến điều ước quốc tế thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp phải lấy ý kiến tư vấn, phản biện của các chuyên gia độc lập; số lượng chuyên gia do Thủ trưởng cơ quan chủ trì quyết định và chịu trách nhiệm, đảm bảo hiệu quả, trong phạm vi nguồn kinh phí được giao).

k) Chi bồi dưỡng cho các thành viên trực tiếp tham gia trong những ngày đàm phán, họp với phía đối tác về điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế được tổ chức ở trong nước: Theo mức chi cho các thành viên và các cán bộ tham gia phục vụ đoàn đàm phán trong những ngày tham gia phiên họp chuẩn bị và các phiên đàm phán chính thức tổ chức ở trong nước quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.

l) Các khoản chi phí khác phát sinh phục vụ trực tiếp công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế: Thanh toán theo hóa đơn, chứng từ chi tiêu thực tế hợp pháp theo quy định của Luật Kế toán và nằm trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao của cơ quan chủ trì thực hiện công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế.

m) Đối với các điều ước quốc tế liên quan đến nhiều Bộ, lĩnh vực khác nhau thì việc thực hiện các công việc nêu trên đối với mỗi một Bộ, lĩnh vực được chi theo định mức chi từ Điểm a đến Điểm lKhoản 8 Điều này.

n) Việc chi soạn thảo văn bản, các loại báo cáo quy định tại Điểm a, b, d, e, g Khoản 8 Điều này tính cho sản phẩm cuối cùng (bao gồm cả tiếp thu, chỉnh lý).

6. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/04/2018 thay thế Thông tư số 129/2013/TT-BTC ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế.

Hoài Thu

Thông báo

Liên kết website

Lượt truy cập

SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm chính: Bà Đặng Thanh Thủy - Giám đốc Sở 
Địa chỉ: 07 Võ Thị Sáu, P. Quyết Thắng, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
ĐT: 0251 3 842 619 - Fax: 0251 3 842 935 - Email:   songoaivu@dongnai.gov.vn​​

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai


Chung nhan Tin Nhiem Mang