Ngày 08/3/2019, Bộ
Thông tin Truyền thông ban hành Thông
tư hướng dẫn về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Ảnh: Internet
Theo
đó, Các Bộ căn cứ vào quy hoạch, chương trình, kế hoạch của
Chính phủ; mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, các
văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và chương trình công tác của
các Bộ để xây dựng kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại dài hạn, trung hạn,
hằng năm nhằm thông tin về chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Thông tin về tình hình quốc tế và hoạt động
đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tình hình hội nhập quốc tế của đất nước;
Quảng bá hình ảnh của đất nước, của Bộ;
Thông tin về kết quả hoạt động của Bộ, đặc
biệt những nội dung được dư luận trong và ngoài nước quan tâm; giải thích, làm
rõ, đấu tranh với các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của
Việt Nam, của Bộ; Tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên
giới lãnh thổ quốc gia.
Thông tin
quảng bá hình ảnh của Bộ được cung cấp qua các phương thức sau đây:
- Hoạt động đối ngoại của Bộ.
-
Cổng thông tin điện tử của Bộ, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ, cơ quan, bằng tiếng Việt và
tiếng nước ngoài.
- Hệ
thống dữ liệu quảng bá hình ảnh của Bộ.
-
Xuất bản phẩm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
- Sản
phẩm báo chí của các phương tiện thông tin đại chúng trong nước.
- Sản
phẩm của các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông nước ngoài.
- Sản
phẩm truyền thông phổ biến qua mạng internet.
- Các
hoạt động tiếp xúc, hợp tác với các cơ quan báo chí nước ngoài.
- Các
hoạt động truyền thông của các sự kiện lớn tổ chức trong và ngoài nước.
- Các
phương thức hoạt động thông tin đối ngoại khác theo quy định của pháp luật.
Thông tư quy định
khi nhận được thông tin, tài liệu, báo cáo sai
lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh Việt Nam thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao, hoặc khi nhận được đề nghị bằng văn
bản của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ có trách nhiệm chủ động cung cấp
những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận gửi tới Bộ Thông tin và Truyền thông
và các cơ quan liên quan để phối hợp trong công tác quản lý và triển khai các
biện pháp thông tin, tuyên truyền để bảo vệ nâng cao uy tín, hình ảnh của Việt
Nam.
Đồng thời, các Bộ chủ động triển khai các biện pháp thông tin, tuyên
truyền để bảo vệ và nâng cao uy tín, hình ảnh của Bộ thông qua các hình thức
sau đây:
- Ban
hành Thông cáo báo chí giải thích, làm rõ thông tin sai lệch; người phát ngôn
của Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo
chí;
- Cử
đại diện lãnh đạo hoặc người phát ngôn tham dự giao ban báo chí do Ban Tuyên
giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam
tổ chức; Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ hằng tháng về công tác
nhân quyền và thông tin đối ngoại do Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ
đạo về Nhân quyền của Chính phủ tổ chức để cung cấp thông tin giải thích, làm rõ cho các cơ quan báo
chí khi Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu;
-
Đăng tải thông tin giải thích, làm rõ trên cổng thông tin điện tử của Bộ, các
cơ quan chuyên môn; các sản phẩm truyền thông của các cơ quan thông tấn, báo
chí và các phương tiện khác, bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;
-
Cung cấp thông tin để các cơ quan thông tấn, báo chí giải thích, làm rõ đấu
tranh với các thông tin sai lệch.
Nhằm nâng cao
hiệu quả, mở rộng phạm vi tuyên truyền quảng bá, các Bộ thực hiện tuyên truyền về các sự kiện tổ
chức tại nước ngoài; phối hợp,
hỗ trợ các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông, phóng viên nước ngoài hoạt
động hợp pháp tại Việt Nam tổ chức thực hiện các sản
phẩm thông tin đối ngoại giới thiệu, quảng bá hình ảnh của Bộ và đất nước trên
các phương tiện thông tin đại chúng ở trong nước và quốc tế.
Thông tư
này có hiệu lực từ ngày 22/4/2019./.
TT