Cơ hội cho công nghiệp phụ trợ
Trên cơ sở Khung hợp tác kinh tế giữa Bộ Công thương
Việt Nam và Cục Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp vùng Kansai, Nhật Bản ký ngày 28 - 11 - 2012, UBND
tỉnh Đồng Nai
đã
và đang tiến hành trao
đổi với Kansai để thúc đẩy phát
triển ngành công nghiệp phụ trợ tại tỉnh.
Việt
Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng được các doanh nghiệp phụ trợ vừa và nhỏ của
vùng Kansai quan tâm lập dự án xây dựng mô hình mẫu phát triển công nghiệp phụ
trợ tại KCN Long Đức, huyện Long Thành. Kế hoạch này phù hợp với định hướng
phát triển của quốc gia và của Đồng Nai về công nghiệp phụ trợ, cơ khí lắp ráp
ô tô và hoá chất.
Pháo đài Himeji (Hyogo) - Ảnh Mai Nhơn
Trong
buổi làm việc tại Đồng Nai tháng 3-2013, Cục trưởng Cục Kinh tế, Thương mại và
Công nghiệp vùng Kansai Toshinori Kobayashi cho biết, một nhóm doanh nghiệp vừa
và nhỏ của Kansai sẽ khảo sát tại KCN Long Đức của Đồng Nai trong thời gian tới.
Nếu mô hình hoạt động thí điểm này thành công thì việc chuyển giao công nghệ sẽ
được thực hiện, và xúc tiến đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp phụ trợ Đồng
Nai. Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái cho biết, phát triển
công nghiệp phụ trợ là vấn đề Đồng Nai rất quan tâm, tỉnh cũng giao nhiệm vụ
cho Sở Kế hoạch - đầu tư làm đầu mối để doanh nghiệp Kansai tiếp xúc liên hệ,
và Đồng Nai sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp này trong thời gian họ hoạt động tại tỉnh.
Mở rộng cơ hội đầu tư hợp tác
Ngoài doanh nghiệp phụ trợ, Kansai cũng có các doanh nghiệp
về công nghệ môi trường, dự kiến tháng 10-2013 các doanh nghiệp này sẽ đến Đồng
Nai gặp các doanh nghiệp về xử lý môi trường Đồng Nai để tìm ra cơ hội hợp tác.
Theo
đó, khoảng 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật đang có nguyện vọng đầu tư vào Đồng
Nai, và đã có 3 doanh nghiệp xác định sẽ đầu tư vào Đồng Nai. Trong đó, với đặc
điểm là doanh nghiệp vừa và nhỏ, Công ty Support cho biết, đang lập hồ sơ đầu
tư dự án tại Đồng Nai nhằm thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cho các DN của Nhật đầu
tư vào Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng, bao gồm cả việc đầu tư
nhà xưởng cho thuê, cung cấp trang thiết bị, nguyên vật liệu, hỗ trợ kết nối
liên kết sản phẩm, hỗ trợ các hồ sơ pháp lý, dịch vụ logictis, dịch vụ quản lý,
đào tạo…liên quan trong suốt quá trình thành lập và hoạt động.
Văn Miếu Trấn Biên
Ngày 8-4 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc
Thái và Cục trưởng Cục Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp vùng Kansai Toshinori
Kobayashi đã ký kết khung hợp tác phát triển kinh tế, trước mắt tập trung hợp
tác phát triển công nghiệp hỗ trợ, bảo vệ môi trường và đào tạo nguồn nhân lực.
Tại lễ ký kết, ông Toshinori Kobayashi cho biết, trước nay Cục chỉ ký kết với
cơ quan Trung ương của các nước, đây là lần đầu tiên Cục ký kết hợp tác với 1 địa
phương. Điều đó thể hiện sự quan tâm lớn của Cục đối với việc hỗ trợ các nhà đầu
tư Nhật Bản, đặc biệt là DN vừa và nhỏ đầu tư vào tỉnh Đồng Nai hiện tại và
tương lai. Ông muốn quá trình thực hiện khung hợp tác kinh tế 2 bên ký kết sẽ
là hình mẫu hợp tác nhân rộng trong tương lai.
|
|
Vùng Kansai hay còn gọi là vùng Kinki nằm ở
khu vực phía nam- trung tâm của đảo chính Honshu, Nhật Bản. Khu vực này bao
gồm các tỉnh lớn: Nara, Wakayama, Kyoto, Osaka, Hyogo, và Shiga. Dân số của
vùng trên 24 triệu người. Vùng Kansai là một trong những khu vực đầu tiên
được người dân Nhật Bản chọn làm nơi sinh sống, cụ thể quận Nara, điểm cực
đông trên con đường tơ lụa, và đã trở thành thủ đô đầu tiên của Nhật. Bên cạnh
tiềm năng phát triển kinh tế, vùng Kansai cũng rất nổi tiếng với các di
tích lịch sử, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan: thành cổ Himeji,
các ngôi chùa cổ có giá trị về nghệ thuật kiến trúc….
|
|
Phạm Minh Tiến