Giữa tháng 4, là thời gian bắt đầu năm
mới của nhiều nước trong khu vực Châu Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar,…
Mỗi
quốc gia trên thế giới đón năm mới theo phong tục và truyền thống riêng, với những
lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Tết Bun Pi May
của nhân dân các bộ tộc Lào thường bắt đầu từ ngày 13 đến ngày 15/4 dương lịch.
Theo truyền thống cách đây hàng nghìn năm, mỗi khi Tết đến xuân về, người Lào lại
tổ chức lễ hội té nước. Trong lễ hội này, người dân Lào và cả khách du lịch nước
ngoài, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo đều cùng hưởng niềm vui, niềm hạnh
phúc của một ngày hội thực thụ. Lễ hội Té nước của Lào được tổ chức với sự cầu
mong nước về, cho cuộc sống sinh sôi. Trong ngày Tết, vui nhất là ở các chùa
chiền. Người Lào dùng nước thơm để tắm Phật và để té nước, cầu mong trong năm
mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ, đất nước thanh bình, thịnh
vượng.
Lễ tắm Phật
Ngoài
tục vẩy nước, té nước còn diễn ra nhiều trò vui, khỏe gắn với sông nước, trong
đó nhộn nhịp nhất là các cuộc đua thuyền.
Lễ hội té nước
Ngày
hội thả cá trên sông cũng tấp nập không kém các trò vui khác. Dân Lào xem việc
phóng sinh cá trong ngày Tết, là để ước vọng quê hương mình trù phú, với nhiều
cánh đồng lúa thơm, dưới sông nước đầy cá béo.
Rước nữ chúa xuân
Lễ
hội được đông đảo người Lào tham gia trong ngày Tết là rước nữ chúa xuân. Tập tục
này có từ thời xa xưa. Nữ chúa xuân, là nàng Xẳng Khản, một trong bảy người con
gái của Thần bốn mặt – vị thần có công đem những điều tốt lành cho dân
Lào. Trong đoàn diễu hành, người ta mang mặt nạ Pu Nhơ và Nha Nhơ, theo
truyền thuyết là người đàn ông và đàn bà đầu tiên sinh ra dân tộc Lào.
Ði theo đoàn rước là một dòng người nối tiếp nhau vừa đi, vừa múa hát trong tiếng
trống vang lừng. Người bên đường tươi cười té nước mát cho đoàn hội, chúc nhau
những lời đẹp nhất của năm mới.
Đặc
biệt, nói về ngày tết cổ truyền của Lào không thể không nhắc đến Lễ buộc chỉ cổ
tay. Ngày tết khách đến nhà sẽ được
chủ nhà buộc vào cổ tay một vòng chỉ màu, biểu tượng cho lời chúc hạnh phúc và
sức khỏe. Lễ buộc chỉ cổ tay
là một phong tục lâu đời mang đậm nét văn hóa của đất nước “Triệu Voi” để cầu
phúc lành cho người được nhận lễ và thặt chặt hơn nữa tình cảm giữa hai bên.
(tồng hợp)