Theo Luật Nhà ở năm 2014, kể từ ngày 1/7/2015, thì người
Việt Nam định cư ở nước ngoài (hay còn gọi là Việt kiều) là đối
tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam chỉ với điều kiện được phép nhập
cảnh vào Việt Nam và được sở hữu nhà ở với số lượng không hạn chế.
Ảnh minh họa
Theo Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày
20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Nhà ở thì Việt kiều muốn mua nhà phải có giấy tờ thuộc
một trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp mang hộ
chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ
quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.
- Trường hợp mang hộ
chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ
quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng
minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do sở
tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp; hoặc giấy tờ
khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong trường hợp
Việt kiều mang hộ chiếu nước ngoài, thì cần các giấy tờ sau để chứng minh còn quốc tịch Việt Nam,
bao gồm:
- Giấy tờ về hộ tịch,
quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước ngày 1
tháng 7 năm 2009, trong đó có ghi rõ quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên
quan đến quốc tịch Việt Nam.
- Giấy tờ về hộ tịch,
quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do chế độ cũ cấp trước ngày 30
tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài cấp, trong đó có thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam, cũng được
coi là cơ sở tham khảo để xem xét, xác định quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp người
gốc Việt Nam được xác định như sau: Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam thì người gốc Việt Nam định cư ở nước
ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch
của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư
trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
(tổng hợp)