Tuyên bố chung nêu rõ, ASEAN và Nga nhận thức được tầm quan
trọng của việc triển khai Hiệp định liên Chính phủ ASEAN-Nga về Hợp tác kinh tế
và phát triển năm 2005, Hiệp định liên Chính phủ ASEAN-Nga về Hợp tác văn hoá
năm 2010 và Chương trình Hành động toàn diện thúc đẩy hợp tác ASEAN-Nga năm
2005-2015.

Toàn
cảnh phiên họp chung Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN - Nga, Sochi 20/5.
ASEAN và Nga thống nhất xem xét tất cả các khía cạnh phát triển
trong quan hệ đối thoại ASEAN-Nga, đồng thời nhất trí cam kết một số vấn đề lớn
như tăng cường quan hệ đối thoại hơn nữa dựa trên các nguyên tắc bình đẳng,
cùng có lợi và thịnh vượng chung nhằm thúc đẩy hoà bình, ổn định, an ninh,
thịnh vượng, tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững và tiến bộ xã hội ở Khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương với mục tiêu hướng tới quan hệ đối tác chiến lược.
Về hợp tác chính trị và an ninh, ASEAN và Nga tái khẳng định cam
kết tuân thủ các nguyên tắc và quy định của luật pháp quốc tế được nêu trong
Hiến chương Liên Hợp quốc, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC),
bao gồm việc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không
can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ
lực, cũng như tôn trọng các tiến trình, nguyên tắc và quy định của ASEAN. Tại Điều
9 và Điều 10 của Tuyên bố chung Sochi nêu rõ, bảo đảm an ninh và an toàn hàng
hải, tự do hàng hải và hàng không, thương mại không bị cản trở. Thúc đẩy tự
kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết các
tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc được
thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm các nội dung được nêu trong
Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và
các tiêu chuẩn và thông lệ phù hợp của Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế (ICAO)
và Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO); Ủng hộ việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả
Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất bộ Quy tắc Ứng
xử ở Biển Đông (COC), trên cơ sở đồng thuận.
Về hợp tác kinh tế, ASEAN và Nga nhất trí tiếp tục đối thoại về
cách thức tăng cường hợp tác để hỗ trợ Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Kế
hoạch tổng thể về AEC năm 2025; thăm dò khả năng hợp tác cùng có lợi giữa
ASEAN, EAEU và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO); thúc đẩy hợp tác kinh tế khu
vực thông qua tham vấn thường xuyên trong khuôn khổ các cơ chế hiện có nhằm
thúc đẩy thương mại và đầu tư, bao gồm thúc đẩy một thị trường mở và không phân
biệt đối xử trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, có tính đến lợi ích của mỗi
và mọi nền kinh tế; nỗ lực gia tăng kim ngạch thương mại giữa các nước thành
viên ASEAN và Nga; Nga đề xuất triển khai một nghiên cứu chung về khả năng xây
dựng khu vực thương mại tự do toàn diện ASEAN-EAEU. ASEAN sẽ xem xét sáng kiến
này,…ASEAN và Nga khuyến khích quan hệ đối tác giữa chính phủ và khu vực tư
nhân, bao gồm thông qua Quan hệ đối tác Công-Tư (PPP), và thúc đẩy quan hệ giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp, phát triển các doanh nghiệp vừa, nhỏ, và siêu
nhỏ, và tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân giữa ASEAN và Nga;
Về lĩnh vực văn hóa xã hội, ASEAN và Nga hoan nghênh và triển
khai Năm Văn hóa ASEAN-Nga 2016, đặt mục tiêu mở rộng và đẩy mạnh giao lưu văn
hóa giữa các nước Thành viên ASEAN và Liên bang Nga, và khuyến khích các nỗ lực
và sáng kiến đem lại động lực trong lĩnh vực này.
Để triển khai, hai bên nhất trí giao các Cơ quan liên quan của
các nước thành viên ASEAN và Liên bang Nga nỗ lực thực hiện các biện pháp cần
thiết để triển khai các hoạt động của Tuyên bố. Việc triển khai Tuyên bố sẽ
được kiểm điểm thường niên thông qua các khuôn khổ hợp tác hiện có.
ASEAN và Nga hoan nghênh việc thông qua Kế hoạch hành động toàn
diện nhằm thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và Liên bang Nga giai đoạn 2016-2020, và
giao các Bộ trưởng giám sát việc thực hiện trên từng lĩnh vực phụ trách thông
qua các cơ chế hợp tác tương ứng giữa ASEAN và Nga.
Toàn
văn Tuyên bố Sochi, truy cập theo địa chỉ http://tgvn.com.vn/tuyen-bo-sochi-ung-ho-thuc-hien-day-du-hieu-qua-doc-30223.html
./.
(Tổng hợp)