news
Celebrating the 92nd Anniversary of the Vietnamese Communist Party (03/02/1930 - 03/02/2022)!
GMT+7 20 - 10 - 2016
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ - KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ CỦA MỌI CÁ NHÂN TRONG CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI

Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị ( International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt là ICCPR) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 16/2/1966 và có hiệu lực ngày 23/3/1976.  Là điều ước quốc tế quan trọng nhất bảo vệ và thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị của mọi cá nhân trong cộng đồng nhân loại.

 

Công ước ICCPR gồm 6 phần, 53 điều. Lời mở đầu khẳng định chân lý bất di bất dịch rằng việc công nhận những phẩm giá vốn có và quyền bình đẳng của mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại là nền tảng cho tự do, công lý và hòa bình trên thế giới. Công  ước quy định các quyền dân sự và chính trị như sau:

Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.jpg
Ảnh minh họa

Phần I (Điều 1) công nhận quyền tự quyết của mọi dân tộc, bao gồm quyền được "tự do định đoạt thể chế chính trị và theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá" trong điều kiện thực tế của mình. Công nhận rằng quyền sinh kế của một dân tộc không bao giờ bị tước bỏ. Để đạt được mục tiêu này, các dân tộc có quyền tự do sử dụng các nguồn lợi thiên nhiên của mình, miễn là không vi phạm những nghĩa vụ phát sinh từ sự hợp tác quốc tế về kinh tế, đặt căn bản trên quyền lợi hỗ tương và luật pháp quốc tế. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này, kể cả những quốc gia có trách nhiệm bảo hộ hay giám hộ các lãnh thổ khác, phải tôn trọng và xúc tiến việc thực thi quyền dân tộc tự quyết chiếu theo các điều khoản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Phần II (Điều 2 - 5) yêu cầu các bên thực hiện các bước cần thiết để hiện thực hóa các quyền được công nhận trong Công ước, đồng thời trừng phạt và sửa chữa bất kỳ vi phạm nào trong quá khứ và hiện tại. Nó yêu cầu các bên cam kết tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền được thừa nhận trong Công Ước cho "tất cả mọi người sống trong lãnh thổ và thuộc thẩm quyền quốc gia, không phân biệt chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác." và nhấn mạnh nam nữ được hưởng các quyền về dân sự và chính trị nêu trong Công ước một cách bình đẳng. Những quyền này "chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp khẩn cấp đe dọa đến sự tồn vong của một quốc gia,", và ngay cả trong trường hợp đó cũng không tha thứ bất kỳ hành vi nào xâm phạm các quyền được sống, quyền không bị tra tấn và bị bắt làm nô lệ, quyền miễn trừ hồi tố, quyền được giữ nguyên chính kiến, quyền tự do tư tưởng - lương tâm và tôn giáo.

Phần III (Điều 6 - 27) liệt kê các quyền được Công ước bảo hộ, bao gồm các quyền sau:

- Quyền toàn vẹn thân thể, tức là quyền được sống, không bị tra tấn và bị bắt làm nô lệ (Điều 6, 7, và 8);

- Quyền tự do và an toàn nhân thân, tức là quyền không bị bắt và bỏ tù vì các lý do không chính đáng (Điều 9 – 11);

- Quyền bình đẳng trước luật, và mọi cáo trạng phải đúng trình tự pháp luật. Bị cáo về các tội hình sự có quyền được chấp nhận là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội theo luật (Điều 14, 15, và 16);

- Quyền tự do cá nhân được hiểu theo nghĩa tự do di chuyểntự do tư tưởngtự do lương tâm và tự do tôn giáotự do phát biểu và giữ quan điểm mà không bị ai can thiệp, tự do lập hội và hội họp, tự do lập gia đìnhquyền khai sinh, và quyền bí mật đời tư (Điều 12, 13, 17 – 24);

- Ngăn cấm bất kỳ hình thức tuyên truyền cổ vũ chiến tranh hay gieo giắc kỳ thị chủng tộctôn giáo (Điều 20);

- Quyền tham gia chính trị bao gồm quyền tự do thành lập, theo hoặc không theo một đảng chính trị, và quyền bầu cử (Điều 25);

- Quyền được đối xử bình đẳng của các cộng đồng thiểu số trước luật (Điều 26 và 27).

Nhiều trong số các quyền trên yêu cầu một số điều cụ thể mà các quốc gia hội viên phải thực hiện.

Phần IV (Điều 28 - 45) quy định các nguyên tắc thành lập và hoạt động của Ủy ban Nhân quyền cùng các công việc giám sát và báo cáo. Đồng thời, Công ước cũng yêu cầu các quốc gia thừa nhận năng lực của Ủy ban trong giải quyết mâu thuẫn giữa các nước liên quan đến việc thực thi Công ước. (Điều 41 và 42).

Phần V (Điều 46 - 47) giải thích rằng Công ước sẽ không bị diễn giải theo cách can thiệp vào hoạt động của Liên Hiệp Quốc hoặc "quyền của mọi dân tộc được thụ hưởng và sử dụng một cách tự do và đầy đủ các nguồn tài nguyên của họ."

Phần 6 (Điều 48 - 53) quy định cách thức phê chuẩn, thời gian có hiệu lực và cách sửa đổi bổ sung sau này.

Đến nay đã có hai bản Nghị định thư bổ sung tùy chọn áp dụng cho Công ước. Nghị định thư bổ sung I thiết lập cơ chế cho phép các cá nhân trình báo lên Ủy ban Nhân quyền về các hành vi vi phạm Công ước.  Bản Nghị định thư bổ sung II yêu cầu hủy bỏ hình phạt tử hình; tuy nhiên, các nước được phép sử dụng nó trong trường hợp 'tội ác đặc biệt nghiêm trọng'.

Việt Nam gia nhập Công ước năm 1982. Từ khi tham gia Công ước, Việt Nam đã có nỗ lực đáng kể để đảm bảo và phát huy các quyền dân sự, chính trị. Quyền dân sự, chính trị của người dân đã được ghi nhận một cách đầy đủ và sâu sắc trong Hiến pháp sửa đổi 2013 và được cụ thể hóa trong các văn bản luật như: Luật Bầu cử đại biểu quốc hội, Luật Báo chí, Luật Quốc tịch, Bộ luật Tố tụng Hình sự,… Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục triển khai thực thi Công ước ICCPR nhằm tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về quyền con người, bảo đảm và phát huy tốt hơn quyền con người trên cơ sở phù hợp với các quy định của Công ước ICCPR và điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Việt Nam.

                                                                                           (Tổng hợp)

Announcement

Linked Websites

Visits

 

Dong Nai Department of External Re​lations

License No. 02/GP-TTĐT dated  May 18th, 2015 issued by Dong Nai Department of Information and Communications

Chief Editor: Ms. DANG THANH THUY –  Director

Address: No.7 Vo Thi Sau Street, Quyet Thang Ward, Bien Hoa City, Dong Nai Province, Vietnam

Tel.: + 84 (2513) 842619. Fax: + 84 (2513) 842935. Email: vbsngoaivu@dongnai.gov.vn